Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh


Các bệnh thường gặp ở trẻ là: sốt, tiêu chảy, bệnh đường hô hấp... Khi bị bệnh, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa, ăn rất ít nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất cần thiết.




1. Khi trẻ bị bệnh:
Mỗi độ tuổi cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc con chung như: tiếp tục cho ăn (không cho trẻ ăn kiêng), ăn thành nhiều bữa, thức ăn mềm và loãng, thời gian ăn lâu hơn, đồng thời tăng cường uống nước.
-Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần bú ít nhất 10-12 lần/ngày, thời gian mỗi lần bú kéo dài hơn. Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa.
- Với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng:
Ngoài sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá... và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ ăn thêm nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa/ngày nếu trẻ còn bú mẹ, 5 bữa/ngày nếu không được bú mẹ.
- Với trẻ từ 1 tuổi trở lên:
Vẫn duy trì chăm sóc trẻ sơ sinh cho trẻ bú mẹ hay uống sữa ngoài, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn. Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn, không kiêng các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt có gas vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ,... gây khó tiêu. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, bị sổ mũi gây khó thở cần làm thông thoáng mũi trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng.
2. Sau khi trẻ khỏi bệnh:
Để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.
Bên cạnh đó, phải tăng cường các thức ăn có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm giàu vitamin như các loại trái cây, nước ép hoa quả để phòng tránh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới khả năng phát triển trí tuệ của trẻ sau này

7 nhận xét:

  1. Hi, Really great effort. Everyone must be read this article. Thanks for sharing.

    Trả lờiXóa
  2. Chăn sóc trẻ thì cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý để giúp trẻ tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Awesome work.Just wanted to drop a comment and say I am new to your blog and really like what I am reading.Thanks for the share.

    Trả lờiXóa
  4. Hey keep posting such good and meaningful articles.

    Trả lờiXóa
  5. This is the precise weblog for anybody who needs to seek information about this topic. Nice stuff, simply nice!

    Trả lờiXóa
  6. Nice Post. All readers will definitely like this post. Looking forward to your next post.

    Trả lờiXóa