Hiển thị các bài đăng có nhãn cách nuôi dạy trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách nuôi dạy trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

5 thời điểm không nên cho trẻ ăn


Cho bé ăn uống khi ngồi bên bàn ăn vẫn là cách chăm sóc em bé lý tưởng nhất..Trên trang Parentables, chuyên gia dinh dưỡng Jenni Grover chia sẻ 5 thời điểm sau đây không nên cho trẻ ăn.



1. Khi ngồi trên xe
Tôi đã sai lầm khi cho con gái ăn sáng ở trên xe và giờ đây bé luôn đòi ăn khi chúng tôi lái xe đi đâu đó. Điều này không chỉ gây phiền nhiễu, mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ cho chăm sóc bé sơ sinh. Tôi đã dạy bé thói quen xấu là ăn uống vô thức. Bé đã có thói quen ăn uống khi ngồi trên xe và giờ đây bé muốn ăn ngay cả khi không đói. Ăn uống trong xe cũng có thể nguy hiểm vì nó có thể gây nghẹn. Một số bé có thể say xe, nôn trớ, đặc biệt sau khi uống sữa hay ăn thực phẩm chua. Tất nhiên, sẽ có lúc bạn buộc phải cho bé ăn trong xe, nhưng cố gắng không tạo một thói quen từ đó. Hãy thưởng thức các bữa ăn tại bàn ăn của gia đình.
2. Khi bé thấy nhàm chán
Ăn mỗi khi buồn chán là một trong những thói quen xấu của tôi. Tôi có xu hướng ăn vặt mỗi khi không tìm thấy không cái gì hay ho để làm. Sau đó, tôi cảm thấy hối hận. Và tôi nhận ra rằng thực phẩm chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn sự nhàm chán. Tôi thực sự không muốn con mình đi vào vết xe đổ này. Khi thấy nhàm chán, ta nên đọc sách, chơi game, làm các đồ thủ công và đi dạo. Điều quan trọng là đừng để bé coi thực phẩm là một cách xua đuổi sự nhàm chán, thay vào đó, hãy tìm kiếm những hoạt động sử dụng sự sáng tạo và năng lượng của bé.
3. Khi bé buồn
Cha mẹ không muốn nhìn thấy con cái của mình buồn, tủi thân, giận dữ, khóc lóc hoặc không hài lòng vì bất kỳ lý do nào. Họ rất dễ dàng đưa kẹo hoặc các loại thức ăn khác để bé vui trở lại. Giảm bớt buồn phiền của bé bằng thức ăn chỉ khiến bé dễ dàng dùng thực phẩm để giải quyết xung đột với người lớn. Thực phẩm sẽ chỉ tạm thời chữa được vấn đề. Tốt hơn là nên thảo luận lý do tại sao bé không vui và cho phép bé thể hiện cảm xúc của mình.

4. Cho ăn như một phần thưởng
Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều phụ huynh thích thực hiện. Trẻ em thường được khen thưởng bằng một món ăn nào đó (thường là đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm nhiều calo rỗng) để đi bô, nhận được phiếu bé ngoan, hay giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên, việc thưởng cho bé bằng thức ăn có thể dẫn đến việc lặp đi lặp lại hành vi này như người lớn. Sau đó, bé có thể tự thưởng cho mình các loại thực phẩm không bổ dưỡng hoặc ăn uống thoải mái vào cuối tuần, khi hoàn thành công việc, hoặc bất kỳ lý do khác. Điều này dẫn đến ăn nhiều. Thay vì khen thưởng với thực phẩm, hãy thưởng bằng cách cho bé nhiều thời gian vui chơi hơn, nhiều thời gian ở bên bạn hơn… Tất nhiên, đôi khi bạn có thể đưa các loại đồ ngọt vào chế độ ăn thường ngày của bé để bé không quá thèm thuồng.
5. Khi bé xem tivi
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn trong khi xem tivi có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì. Đây cũng là ăn uống vô thức trong một hoạt động cố định, từ đó sẽ tạo thói quen xấu. Truyền thống mỗi tối thứ sáu, cả gia đình ngồi ăn pizza và thưởng thức một bộ phim cùng nhau thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, tốt cho sức khỏe nhất vẫn là ăn uống tại bàn ăn.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

6 trò chơi vô giá với trẻ sơ sinh


Hãy tận dụng những món đồ chơi sẵn có trong nhà mà an toàn cho  bé mà không tốn kém chi phí mua đồ chơi ở ngoài . Ngay khi các bà mẹ  chăm sóc bé sơ sinh còn nằm trong nôi, bạn và bé có thể chơi những trò dưới đây:

cách chăm sóc bé sơ sinh và trẻ nhỏ chơi trò chơi


1. Hát

Giọng nói và tiếng hát của mẹ làm bé thích ‘mê’ và kích thích sự phát não bộ của bé rất tốt. Bạn có thể hát cho bé nghe khi thay tã, trong xe ôtô và khi đi tắm. Hoặc bạn cũng có thể tự sáng tạo ra bài hát của riêng mình về bất kỳ việc gì bạn đang làm gì.

2. Lắc chùm chìa khóa

Nghe có vẻ hơi kỳ lạ một chút, nhưng trẻ thực sự thích chùm chìa khóa của bạn. Trẻ sẽ rất khoái chí ‘khua chân, múa tay’ với tiếng reng reng phát ra khi bạn lắc chùm chìa khóa.

3. Soi gương

Phải mất một thời gian để trẻ sơ sinh có thể nhận ra khuôn mặt của chính mình trong gương. Vì vậy, mới đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình là một đứa trẻ dễ thương nào đó và sẽ chằm chằm nhìn đầy lạ lẫm, nhưng chẳng bao lâu trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.

4. Tán gẫu

Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ “a…a…” trò chuyện với bạn cho mà xem.

5. Cù nhẹ vào chân trẻ

Khi chơi đùa cùng trẻ, chỉ cần bạn cù nhẹ vào chân cũng khiến trẻ cười vui khoái trá. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước, vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội ‘ươm mầm’ sự hóm hỉnh của con trẻ khi chơi cùng chúng.

6. Tạo niềm vui bất ngờ

Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.