Hiển thị các bài đăng có nhãn Những sai lầm khi chăm sóc em bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Những sai lầm khi chăm sóc em bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Sữa bột cao cấp chăm sóc con nhỏ cho trẻ từ 6 - 10 tháng trở lên


 Sữa Nestle Beba Pro Folgemilch 2 dùng cho chăm sóc con từ 6 -10 tháng tuổi bổ sung protein, omega 3, omega 6, men Bifidus giúp bé tiêu hóa dễ dàng và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp phát triển trí não.

sữa bột chăm sóc con từ 3 tháng tuổi


+ Thành phần: Magermilch, Milchzucker, pflanzliche Öle, Molkenerzeugnis, Stärke, Vitaminmischung (Vit. C, Vit. E, Pantothenat, Niacin, Vit. B6, Vit. B1, Vit. A, Vit. B2, Folsäure, Biotin, Vit. D, Vit. K), Öl aus Mortierella alpina, Calciumphosphat, Emulgator Sojalecitine, Kaliumcitrat, Calciumcitrat, Fischöl, Milchsäurebakterien (mit Bifiduskultur), Magnesiumchlorid, Eisensulfat, Zinksulfat, Kupfersulfat, Natriumchlorid, Natriumcitrat, Kaliumphosphat, Kaliumjodid, Natriumselenat.

+ Sữa Nestle Beba Pro với công thức đặc biệt cung cấp cho việc chăm sóc con các bé một hệ dưỡng chất tối ưu, giúp các bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
+ Là sự lựa chon lý tưởng cho các bà mẹ dành cho trẻ với 13 vitamin giúp cho việc chăm sóc em bé phát triển toàn diện. Hàm lượng Canxi cao chống còi xương và phát triển chiều cao, hàm lượng Magnesium thích hợp ổn định hệ tiêu hóa, tránh cho trẻ bị khó tiêu hóa, táo bón. Có Prebiotisch hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Cách dùng cho việc chăm sóc em bé
+ 60ml nước với 02 thìa gạt ngang sữa bột được 70ml sữa nước.
+ 90ml nước với 03 thìa gạt ngang sữa bột được 100ml sữa nước
+ 120ml nước với 04 thìa gạt ngang sữa bột được 130ml sữa nước.
+150ml nước với 05 thìa gạt ngang sữa bột được 170ml sữa nước.
+ 180ml nước với 06 thìa gạt ngang sữa bột được 200ml sữa nước.
+ 210ml nước với 07 thìa gạt ngang sữa bột được 230ml sữa nước.
Lưu ý:
+ Pha với nước ở nhiệt độ khoảng 40 độ C ( nếu pha nước nóng hơn sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa ). Lắc đều cho tan hết và thử xem nhiệt độ đã thích hợp chưa trước khi cho bé uống bằng cách nhỏ giọt sữa ra cổ tay thấy ấm là được.
+ Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 0C ), không để gần chất có mùi. Hộp đã mở chỉ sử dụng trong vòng 14 ngày.
Xuất xứ: Sản phẩm được sản xuất nhập khẩu từ Đức


Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Chăm sóc con và dinh dưỡng cho bé đúng cách khi vừa mới chào đời

Tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ phụ thuộc phần lớn vào cách được chăm sóc condinh dưỡng cho trẻ trong 30 phút đầu tiên. Dưới đây là một số thao tác quan trọng ngay khi trẻ chào đời.

Không để trẻ bị lạnh. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc trong môi trong nước ối có nhiệt độ 37 độ C. Khi ra ngoài, thân trẻ dính nước ối cộng với tác động của nhiệt độ không khí thấp hơn, dễ dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Vì thế, cần lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ.

Làm sạch đường hô hấp. Nếu trẻ được đẻ thường sẽ không phải hút sâu do nước ối trong. Chỉ cần đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp là dịch bẩn từ miệng sẽ tự chảy ra. Lúc này, nên dùng miếng gạc vô trùng lau sạch miệng và mũi cho trẻ. Các thao tác lau khô và làm sạch đường hô hấp phải rất nhanh, bất luận trẻ được sinh trong bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế hay gia đình.

Đánh giá tình trạng của trẻ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được xác định giới tính và phát hiện những bất thường bên ngoài. Đặc biệt là xem trẻ có hậu môn, phản xạ và trương lực cơ tốt không... Dùng các chỉ số Apgar hoặc Sigtuna để đánh giá vào các thời điểm 1; 5; 10 phút sau sinh.

Thời điểm cặp rốn cho trẻ thích hợp nhất là 1 phút sau đẻ. Nếu cặp rốn quá muộn, trẻ sẽ phải nhận thừa một lượng hồng cầu, máu dễ quánh và dẫn đến tình trạng khó thở, tăng thể tích của tim (chứng tim to). Còn nếu cặp rốn quá sớm, trẻ dễ bị thiếu hồng cầu và sau vài tháng có thể xuất hiện chứng thiếu máu. Nên dùng chỉ không đàn hồi đã khử trùng để buộc rốn. Dụng cụ cắt rốn phải được hấp tiệt trùng hoặc luộc sôi tối thiểu 20 phút. Đoạn rốn còn lại cần để dài khoảng 1-1,5 cm, được sát trùng cẩn thận bằng cồn iốt, rồi dùng gạc vô khuẩn bọc lại, cuối cùng dùng băng vô khuẩn băng quanh vòng bụng.

Cân, đo và cho trẻ uống vitamin K. Do đặc điểm sinh lý nên trẻ mới đẻ, nhất là trẻ sinh non có nhiều nguy cơ chảy máu ở ruột, dạ dày, phổi, não... Vì thế, cần cho tất cả trẻ mới sinh uống 2 mg vitamin K hoặc tiêm bắp1 mg để phòng chảy máu.

Nhỏ mắt phòng bệnh lậu. Mắt trẻ dễ tiếp xúc với chất bẩn khi đi qua đường sinh dục của mẹ, nhất là khi người mẹ bị viêm âm đạo. Nên dùng miếng gạc sạch thấm nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé. Rửa mỗi mắt 1 miếng gạc riêng, sau đó nhỏ mỗi mắt 1 giọt argyrol 1% để phòng lậu mắt.

Đặt trẻ lên bụng mẹ. Trẻ được sớm tiếp xúc và bú mẹ sẽ giúp mẹ co hồi tử cung tốt, tránh chảy máu sau sổ rau. Trẻ bú sớm sẽ nhận được sữa non quý giá, đồng thời kích thích cơ thể mẹ xuống sữa nhanh hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tốt nhất người mẹ nên cho con bú trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh.

theo cách chăm sóc em bé của Nissin

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Em bé 8 tháng tuổi bị ngộ độc rượu suýt chết


Em bé sau khi bị sốc rượu đã được đưa đến phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Nam California của Mỹ sau khi người giữ trẻ phát hiện trẻ có biểu hiện thở gấp, tay chân loạng choạng. Tại đây, các bác sĩ ngửi thấy cơ thể bé nồng nặc mùi rượu nên đã cho xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Kết quả hoàn toàn bất ngờ khi nồng độ rượu trong máu em bé cao gấp 5 lần mức cho phép ở người lớn. Khi được hỏi, người cha cho biết có thể ông ta đã pha nhầm rượu với bột ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ thay vì nước.Tiến sĩ Taylor McCormick công tác tại trung tâm, cho biết em bé bị ngộ độc rượu và có thể đe dọa đến tính mạng.


dinh duong cho em be moi sinh


Được biết các trường hợp ngộ độc rượu ở trẻ sơ sinh là rất hiếm. Trung tâm Y tế Đại học Nam California mỗi năm cấp cứu hơn 22.000 trẻ em, trong đó, 6 trường hợp phải làm xét nghiệm nồng độ cồn trong máu và chỉ 1 trường hợp dương tính.
Cơ thể trẻ sơ sinh thường chuyển hóa rượu nhanh hơn người lớn. Các triệu chứng ngộ độc rượu thường bao gồm khó thở, ít hoạt động và lên cơn co giật. Các ảnh hưởng về lâu dài chưa được nghiên cứu rõ nhưng tình trạng khó thở có thể làm thiếu ôxy não gây tổn thương não bộ của trẻ, bà McCormick cho biết.
Em bé đã phải nằm viện nhiều tháng trời với chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt vì các bác sĩ lo ngại ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

theo : http://cachchamsoctre.wordpress.com


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

5 thời điểm không nên cho trẻ ăn


Cho bé ăn uống khi ngồi bên bàn ăn vẫn là cách chăm sóc em bé lý tưởng nhất..Trên trang Parentables, chuyên gia dinh dưỡng Jenni Grover chia sẻ 5 thời điểm sau đây không nên cho trẻ ăn.



1. Khi ngồi trên xe
Tôi đã sai lầm khi cho con gái ăn sáng ở trên xe và giờ đây bé luôn đòi ăn khi chúng tôi lái xe đi đâu đó. Điều này không chỉ gây phiền nhiễu, mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ cho chăm sóc bé sơ sinh. Tôi đã dạy bé thói quen xấu là ăn uống vô thức. Bé đã có thói quen ăn uống khi ngồi trên xe và giờ đây bé muốn ăn ngay cả khi không đói. Ăn uống trong xe cũng có thể nguy hiểm vì nó có thể gây nghẹn. Một số bé có thể say xe, nôn trớ, đặc biệt sau khi uống sữa hay ăn thực phẩm chua. Tất nhiên, sẽ có lúc bạn buộc phải cho bé ăn trong xe, nhưng cố gắng không tạo một thói quen từ đó. Hãy thưởng thức các bữa ăn tại bàn ăn của gia đình.
2. Khi bé thấy nhàm chán
Ăn mỗi khi buồn chán là một trong những thói quen xấu của tôi. Tôi có xu hướng ăn vặt mỗi khi không tìm thấy không cái gì hay ho để làm. Sau đó, tôi cảm thấy hối hận. Và tôi nhận ra rằng thực phẩm chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn sự nhàm chán. Tôi thực sự không muốn con mình đi vào vết xe đổ này. Khi thấy nhàm chán, ta nên đọc sách, chơi game, làm các đồ thủ công và đi dạo. Điều quan trọng là đừng để bé coi thực phẩm là một cách xua đuổi sự nhàm chán, thay vào đó, hãy tìm kiếm những hoạt động sử dụng sự sáng tạo và năng lượng của bé.
3. Khi bé buồn
Cha mẹ không muốn nhìn thấy con cái của mình buồn, tủi thân, giận dữ, khóc lóc hoặc không hài lòng vì bất kỳ lý do nào. Họ rất dễ dàng đưa kẹo hoặc các loại thức ăn khác để bé vui trở lại. Giảm bớt buồn phiền của bé bằng thức ăn chỉ khiến bé dễ dàng dùng thực phẩm để giải quyết xung đột với người lớn. Thực phẩm sẽ chỉ tạm thời chữa được vấn đề. Tốt hơn là nên thảo luận lý do tại sao bé không vui và cho phép bé thể hiện cảm xúc của mình.

4. Cho ăn như một phần thưởng
Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều phụ huynh thích thực hiện. Trẻ em thường được khen thưởng bằng một món ăn nào đó (thường là đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm nhiều calo rỗng) để đi bô, nhận được phiếu bé ngoan, hay giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên, việc thưởng cho bé bằng thức ăn có thể dẫn đến việc lặp đi lặp lại hành vi này như người lớn. Sau đó, bé có thể tự thưởng cho mình các loại thực phẩm không bổ dưỡng hoặc ăn uống thoải mái vào cuối tuần, khi hoàn thành công việc, hoặc bất kỳ lý do khác. Điều này dẫn đến ăn nhiều. Thay vì khen thưởng với thực phẩm, hãy thưởng bằng cách cho bé nhiều thời gian vui chơi hơn, nhiều thời gian ở bên bạn hơn… Tất nhiên, đôi khi bạn có thể đưa các loại đồ ngọt vào chế độ ăn thường ngày của bé để bé không quá thèm thuồng.
5. Khi bé xem tivi
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn trong khi xem tivi có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì. Đây cũng là ăn uống vô thức trong một hoạt động cố định, từ đó sẽ tạo thói quen xấu. Truyền thống mỗi tối thứ sáu, cả gia đình ngồi ăn pizza và thưởng thức một bộ phim cùng nhau thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, tốt cho sức khỏe nhất vẫn là ăn uống tại bàn ăn.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Những sai lầm khi cha me cho trẻ dưới 18 tháng ngủ


Bé quấy khóc, giật mình thức đêm, ngủ không sâu…do lỗi thiếu hiểu biết của cha mẹ.
Khác với người lớn, trẻ dưới 18 tháng ngủ còn để… lớn. Giấc ngủ là một dãy các chu kỳ bao gồm một pha thiu thiu, giấc ngủ sâu, khoảng thức giấc ngắn, sau đó lại thiu thiu, ngủ sâu và khoảng thức giấc… Ngủ sâu chính là lúc hóc-mon phát triển tiết ra nhiều nhất. Bởi vậy nếu không đủ thời gian để chìm vào giấc ngủ sâu thì cân nặng và chiều cao của trẻ đều phát triển chậm hơn so với bạn cùng lứa.

trẻ dưới 18 tháng dỗ giấc ngủ

Trẻ con ngủ nhiều hơn người lớn. Bé sơ sinh là nhà “vô địch” về ngủ – 18 tiếng mỗi ngày; bé 6 tháng – 14 tiếng, còn bé 6 tuổi – 11 tiếng. Chỉ đến gần 16 tuổi, trẻ mới bắt đầu ngủ “như người lớn” – gần 8 tiếng. Nhưng trong khi dỗ dành và đặt nhà ‘vô địch’ – bé sơ sinh – ngủ vào ban đêm, rất nhiều bậc cha mẹ (nhất là cha mẹ trẻ) mắc lỗi mà không biết.
Dưới đây, xin ‘điểm lại’ top 5 sai lầm của cha mẹ khi cho bé ngủ đêm đã vô tình khiến bé quấy khóc, khó chịu và hay thức đêm.
1. Nghe tiếng bé khóc đã cuống cuồng dỗ dành
Thật chẳng dễ bỏ đi, bỏ mặc bé kêu khóc thảm thiết. Tuy nhiên, cha mẹ hãy nhớ là các bé đều đủ thông minh để hiểu rằng, nếu cha mẹ không dỗ dành khi mình khóc thì tốt nhất nên chấp nhận và ngủ đi!
Do đó, nếu bé khóc khi đi ngủ, cha mẹ hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng thút thít của bé. Hãy kiên nhẫn đợi chừng 5 phút (kể từ khi nghe thấy tiếng bé khóc) rồi mới vào dỗ. Lần tiếp theo, kéo dài thời gian đợi đó thàng 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn để ‘luyện’ bé dần học cách trấn an bản thân.
Dĩ nhiên, nếu bé bị ốm, đau, mệt mỏi… thì cha mẹ phải nhanh chóng nhận diện bằng bản năng làm cha mẹ và dỗ dành bé yên giấc.
2. Ôm chặt bé khi ngủ
Quá yêu con nên nhiều cha mẹ luôn bất an, lo lắng đến nỗi ôm con thật chặt khi ngủ. Sự thật, hành động này càng làm tăng rủi ro đến với bé.
Được ôm quá chặt khi ngủ, bé sẽ khó thở vì lúc này bé hít thở chủ yếu là không khí vẩn đục ở trong chăn và dễ gây bệnh.
3. Cho bé ăn thức ăn đặc trước khi ngủ
Cho bé ăn thức ăn đặc (thay vì cữ sữa bột ) trước khi ngủ để bé khỏi đói và thức dậy trong đêm. Thực tế thì những chất dinh dưỡng trong thức ăn đặc có thể không bằng một bình sữa mà bé đã quen, nên bé thậm chí còn thức dậy nhiều hơn vì vẫn muốn ăn giữa đêm.
4. Đặt nhiều đồ chơi quanh chỗ bé ngủ
Cha mẹ thường có thói quen đặt những đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé, vì nghĩ rằng những món đồ này sẽ giúp bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên ngủ.
5. Cho bé ngủ trong phòng để điện
Để tiện việc cho bú sữa, thay tã lót ban đêm nên nhiều người mẹ trẻ thường bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, bé ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm hẳn chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn và tốc độ phát triển chậm hơn…
Tốt nhất, cha mẹ hãy để ánh sáng vừa phải nơi bé ngủ, không nên tắt đèn tối om tránh để bé lo lắng, sợ hãi.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Sốc: Bé trai sơ sinh 16 tháng tuổi bị ngộ độc heroin

Sau nhiều tiếng uống cốc nước có heroin bé T. lịm dần, ngừng thở.... Tai nạn hi hữu này xảy ra khi đang chăm sóc bé sơ sinh H.V.T (16 tháng tuổi, ở Hòa Bình) khi bé vô tình uống phải cốc nước có pha bột heroin mà người lớn pha để chữa bệnh đau bụng.

chăm sóc bé sơ sinh đúng cách

Theo lời kể của bố mẹ bé T., chiều 30-11, như thường lệ bố mẹ đi làm gửi bé T. cho người quen trông giúp.  Tuy nhiên, thấy đau bụng nên người này đã pha một chút heroin ra cốc nước để uống.
Vừa pha xong, để trên bàn chưa kịp uống người này có việc phải chạy vào bếp đến lúc ra thì đã thấy bé T. đã uống hết cốc nước để trên bàn.
Thấy vậy, người trông bé T. vội gọi điện cho bố mẹ bé nói về sự việc. Tuy nhiên, chiều đón con, thấy con vẫn chơi bình thường, bố mẹ cháu bé chỉ theo dõi tại nhà.
Đến tối cùng ngày, cứ thấy con tím tái, lịm dần gia đình vội vã đưa bé đến Bệnh viện (BV) Thị trấn Mai Châu cấp cứu. Tại đây, bé được chẩn đoán ngộ độc heroin và được chuyển thẳng đến Khoa Nhi, BV Bạch Mai.
Ngày 27-12, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), cho biết sáng 1-12, bé T. nhập viện trong tình trạng trạng thở rất chậm (chỉ chừng 20 nhịp/phút) và có cơn ngừng thở, hôn mê, sốt cao, co giật, tiểu ra máu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị ngộ độc heroin gây ra tình trạng tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu và ngộ độc hệ thống cân bằng kiềm toan.
Ngay lập tức, bệnh nhi được thở máy và tiêm thuốc giải độc đặc hiệu của heroin. Tuy nhiên những ngày sau đó men gan của bệnh nhi tiếp tục tăng nên bệnh nhi tiếp tục được tiêm thuốc giải độc, truyền dịch trong nhiều ngày sau đó. Sau 2 tuần điều trị tích cực sức khỏe bé T. đã ổn định và được xuất viện với thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh.
TS Dũng cảnh báo, ngộ độc heroin hay các chất gây nghiện đều rất độc. Với người nghiện, uống heroin quá liều cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Do đó, TS Dũng khuyến cáo người lớn nên để xa xa tầm với của trẻ những loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của trẻ.