Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm cha mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm cha mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Những sai lầm khi cha me cho trẻ dưới 18 tháng ngủ


Bé quấy khóc, giật mình thức đêm, ngủ không sâu…do lỗi thiếu hiểu biết của cha mẹ.
Khác với người lớn, trẻ dưới 18 tháng ngủ còn để… lớn. Giấc ngủ là một dãy các chu kỳ bao gồm một pha thiu thiu, giấc ngủ sâu, khoảng thức giấc ngắn, sau đó lại thiu thiu, ngủ sâu và khoảng thức giấc… Ngủ sâu chính là lúc hóc-mon phát triển tiết ra nhiều nhất. Bởi vậy nếu không đủ thời gian để chìm vào giấc ngủ sâu thì cân nặng và chiều cao của trẻ đều phát triển chậm hơn so với bạn cùng lứa.

trẻ dưới 18 tháng dỗ giấc ngủ

Trẻ con ngủ nhiều hơn người lớn. Bé sơ sinh là nhà “vô địch” về ngủ – 18 tiếng mỗi ngày; bé 6 tháng – 14 tiếng, còn bé 6 tuổi – 11 tiếng. Chỉ đến gần 16 tuổi, trẻ mới bắt đầu ngủ “như người lớn” – gần 8 tiếng. Nhưng trong khi dỗ dành và đặt nhà ‘vô địch’ – bé sơ sinh – ngủ vào ban đêm, rất nhiều bậc cha mẹ (nhất là cha mẹ trẻ) mắc lỗi mà không biết.
Dưới đây, xin ‘điểm lại’ top 5 sai lầm của cha mẹ khi cho bé ngủ đêm đã vô tình khiến bé quấy khóc, khó chịu và hay thức đêm.
1. Nghe tiếng bé khóc đã cuống cuồng dỗ dành
Thật chẳng dễ bỏ đi, bỏ mặc bé kêu khóc thảm thiết. Tuy nhiên, cha mẹ hãy nhớ là các bé đều đủ thông minh để hiểu rằng, nếu cha mẹ không dỗ dành khi mình khóc thì tốt nhất nên chấp nhận và ngủ đi!
Do đó, nếu bé khóc khi đi ngủ, cha mẹ hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng thút thít của bé. Hãy kiên nhẫn đợi chừng 5 phút (kể từ khi nghe thấy tiếng bé khóc) rồi mới vào dỗ. Lần tiếp theo, kéo dài thời gian đợi đó thàng 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn để ‘luyện’ bé dần học cách trấn an bản thân.
Dĩ nhiên, nếu bé bị ốm, đau, mệt mỏi… thì cha mẹ phải nhanh chóng nhận diện bằng bản năng làm cha mẹ và dỗ dành bé yên giấc.
2. Ôm chặt bé khi ngủ
Quá yêu con nên nhiều cha mẹ luôn bất an, lo lắng đến nỗi ôm con thật chặt khi ngủ. Sự thật, hành động này càng làm tăng rủi ro đến với bé.
Được ôm quá chặt khi ngủ, bé sẽ khó thở vì lúc này bé hít thở chủ yếu là không khí vẩn đục ở trong chăn và dễ gây bệnh.
3. Cho bé ăn thức ăn đặc trước khi ngủ
Cho bé ăn thức ăn đặc (thay vì cữ sữa bột ) trước khi ngủ để bé khỏi đói và thức dậy trong đêm. Thực tế thì những chất dinh dưỡng trong thức ăn đặc có thể không bằng một bình sữa mà bé đã quen, nên bé thậm chí còn thức dậy nhiều hơn vì vẫn muốn ăn giữa đêm.
4. Đặt nhiều đồ chơi quanh chỗ bé ngủ
Cha mẹ thường có thói quen đặt những đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé, vì nghĩ rằng những món đồ này sẽ giúp bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên ngủ.
5. Cho bé ngủ trong phòng để điện
Để tiện việc cho bú sữa, thay tã lót ban đêm nên nhiều người mẹ trẻ thường bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, bé ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm hẳn chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn và tốc độ phát triển chậm hơn…
Tốt nhất, cha mẹ hãy để ánh sáng vừa phải nơi bé ngủ, không nên tắt đèn tối om tránh để bé lo lắng, sợ hãi.

Nguy cơ phát sinh khi cho trẻ uống sữa quá nhiều

Uống sữa hàng ngày giúp bổ sung nhiều vitamin dinh dưỡng cho trẻ cần thiết  và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, việc uống sữa “bừa bãi”, không điều độ sẽ gây ra những tác hại đối với sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước được.
Cả hai vợ chồng chị Tâm (Q3. TPHCM) vốn không cao, sau khi đẻ bé Hươu, để cải thiện giống nòi, chị quyết tâm tìm đủ mọi cách để tăng chiều cao cho con. Chị nói: Thời chị lùn còn lấy được chồng, chứ đến thời của con, thấp bé nhẹ cân ai thèm lấy, chưa kể ra xã hội còn bị thiệt thòi nhiều mặt. Khát vọng của chị lớn lao đến mức nghe tên con là ai nấy đều biết ước mơ của mẹ.
Quyết không để con thấp bé, chị Tâm tìm mọi cách để cải thiện giống nòi từ khi Hươu còn nằm nôi. Cứ nghe nói sữa nào nhiều canxi, tăng chiều cao tốt là chị tìm mua bằng được về cho con uống. Hồi mới đẻ Hươu, mặc dù sữa mẹ rất nhiều nhưng chị nhất quyết cho con bú sữa ngoài vì sữa ngoài nhiều chất hơn, nhiều canxi hơn

dinh duong cho tre tuoi teen va tre duoi 13 tuoi


\ho đến bây giờ khi Hươu được 2 tuổi, chị thúc ép và tạo thói quen cho bé uống sữa thay nước lọc vì theo chị, không uống sữa làm sao cao và thông minh được.
Chị Hồng (Hoàng Mai – Hà Nội) thì không đến nỗi mê mẩn sữa như chị Tâm, nhưng bé Na nhà chị lại thích sữa. Mùa đông cũng như mùa hè, lúc nào trong tủ lạnh nhà chị Hồng cũng phải có vài chai sữa tươi để sẵn đáp ứng nhu cầu của bé Na.
Sẽ không có gì đáng bàn nếu Na uống sữa mà vẫn ăn cơm. Đằng này, Na hầu như chỉ uống sữa mà rất lười ăn các thức ăn khác. Nghĩ rằng sữa cũng tốt nên chị Hồng tặc lưỡi: Mình cũng đã cố cho con ăn thêm nhiều thứ khác rồi nhưng con không thích, lúc nào cũng chỉ sữa, sữa, và sữa. Thôi thì sữa cũng có nhiều chất, đành chiều cho con uống sữa thay cơm vậy.

Nguy cơ từ việc uống nhiều sữa

Sữa đúng là phát huy tác dụng, uống vào không bổ dọc thì cũng bổ ngang. Vì uống nhiều sữa, bé Hươu nhà chị Tâm chiều cao chưa biết tăng đến đâu nhưng mới 2 tuổi mà béo tròn béo trục, nặng gần 20kg.

Còn bé Na nhà chị Hồng thì lúc nào cũng kêu chóng mặt. Đưa con đi khám chị mới biết cháu bị thiếu sắt.
Bác sĩ Đặng Thu Hiền (Phòng khám Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, do nhiều bậc cha mẹ luôn coi sữa là một loại thực phẩm chức năng hoàn hảo. Ngoài việc có chứa lượng canxi, protein dồi dào, trong sữa còn rất giàu chất sắt, cho nên dẫn tới quan niệm: nếu đã cho bé uống đủ sữa mỗi ngày là có thể đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Tuy nhiên, thực tế lại không như bạn vẫn tưởng bởi lẽ trong sữa có chứa một lượng rất ít và hầu như là không có chứa sắt. Chính bởi vậy, khi bé quá “chú trọng” việc uống sữa thì sẽ không chịu ăn những loại thực phẩm khác có chứa sắt, dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu (Sắt là thành phần không thể thiếu sản sinh ra máu).
Không chỉ thiếu máu, khi uống quá nhiều sữa, trẻ còn dễ mắc phải chứng táo bón, hơn thế nữa trẻ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với việc dư thừa hàm lượng calo. Đây cũng là lý do khiến cho trẻ bị béo phì, thừa cân, chán ăn hay lười ăn vì luôn có cảm giác no bụng bởi sữa.
Bác sĩ Hiền khuyên các mẹ, khi trẻ đã qua độ tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống sữa ngoài bổ sung. Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa bò (đã pha theo công thức); trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300 – 400ml là đủ.
Các thành phần dinh dưỡng (các vitamin, muối khoáng) được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hàng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón
Theo tạp chí làm cha mẹ