Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Em bé 8 tháng tuổi bị ngộ độc rượu suýt chết


Em bé sau khi bị sốc rượu đã được đưa đến phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Nam California của Mỹ sau khi người giữ trẻ phát hiện trẻ có biểu hiện thở gấp, tay chân loạng choạng. Tại đây, các bác sĩ ngửi thấy cơ thể bé nồng nặc mùi rượu nên đã cho xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Kết quả hoàn toàn bất ngờ khi nồng độ rượu trong máu em bé cao gấp 5 lần mức cho phép ở người lớn. Khi được hỏi, người cha cho biết có thể ông ta đã pha nhầm rượu với bột ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ thay vì nước.Tiến sĩ Taylor McCormick công tác tại trung tâm, cho biết em bé bị ngộ độc rượu và có thể đe dọa đến tính mạng.


dinh duong cho em be moi sinh


Được biết các trường hợp ngộ độc rượu ở trẻ sơ sinh là rất hiếm. Trung tâm Y tế Đại học Nam California mỗi năm cấp cứu hơn 22.000 trẻ em, trong đó, 6 trường hợp phải làm xét nghiệm nồng độ cồn trong máu và chỉ 1 trường hợp dương tính.
Cơ thể trẻ sơ sinh thường chuyển hóa rượu nhanh hơn người lớn. Các triệu chứng ngộ độc rượu thường bao gồm khó thở, ít hoạt động và lên cơn co giật. Các ảnh hưởng về lâu dài chưa được nghiên cứu rõ nhưng tình trạng khó thở có thể làm thiếu ôxy não gây tổn thương não bộ của trẻ, bà McCormick cho biết.
Em bé đã phải nằm viện nhiều tháng trời với chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt vì các bác sĩ lo ngại ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

theo : http://cachchamsoctre.wordpress.com


Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh


Các bệnh thường gặp ở trẻ là: sốt, tiêu chảy, bệnh đường hô hấp... Khi bị bệnh, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa, ăn rất ít nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất cần thiết.




1. Khi trẻ bị bệnh:
Mỗi độ tuổi cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc con chung như: tiếp tục cho ăn (không cho trẻ ăn kiêng), ăn thành nhiều bữa, thức ăn mềm và loãng, thời gian ăn lâu hơn, đồng thời tăng cường uống nước.
-Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần bú ít nhất 10-12 lần/ngày, thời gian mỗi lần bú kéo dài hơn. Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa.
- Với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng:
Ngoài sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá... và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ ăn thêm nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa/ngày nếu trẻ còn bú mẹ, 5 bữa/ngày nếu không được bú mẹ.
- Với trẻ từ 1 tuổi trở lên:
Vẫn duy trì chăm sóc trẻ sơ sinh cho trẻ bú mẹ hay uống sữa ngoài, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn. Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn, không kiêng các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt có gas vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ,... gây khó tiêu. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, bị sổ mũi gây khó thở cần làm thông thoáng mũi trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng.
2. Sau khi trẻ khỏi bệnh:
Để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.
Bên cạnh đó, phải tăng cường các thức ăn có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm giàu vitamin như các loại trái cây, nước ép hoa quả để phòng tránh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới khả năng phát triển trí tuệ của trẻ sau này

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng


Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá, là nguồn dinh dưỡng cho trẻ cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời

Nhưng do đặc điểm sinh lý đặc thù của trẻ sinh non, một vài nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) và vitamin (D, C, B) trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cách chăm sóc trẻ mà những yếu tố dinh dưỡng này đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non, nếu không kịp thời bổ sung thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sinh thiếu tháng.

bổ sinh nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng

Đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non.

Trẻ sinh non dễ bị thiếu những chất dinh dưỡng nào?
Canxi
Hàm lượng canxi, phốt-pho trong sữa mẹ ở trẻ sinh thiếu tháng ít, cho dù đủ sữa cho con bú thì lượng hấp thụ canxi cũng chỉ chiếm 1/3 – ½ thời kỳ cuối của thai nhi. Trong khi đó lượng tích lũy sắt, phốt-pho cuối thai kỳ chiếm 80% tổng lượng tích lũy, cộng thêm dịch tiết acid không đủ, lượng hấp thụ vitamin D tan trong chất béo quá thấp, khiến trẻ sinh thiếu tháng có tuổi thai càng nhỏ thì càng dễ bị thiếu sắt, hơn nữa nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh thiếu tháng nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng thì chúng lại dễ mắc bệnh còi xương do thiếu canxi.
Thiếu sắt
Thông thường, việc tái hấp thụ sắt diễn ra khi thai gần đủ tháng, do đó những trẻ sinh thiếu tháng thường không dự trù đủ lượng sắt cần thiết.
Thiếu kẽm
Với những trẻ sinh đủ tháng giá trị kẽm trong máu thường cao, do đó rất ít trẻ bị thiếu kẽm. Còn những trẻ sinh thiếu tháng do tuổi thai chưa đủ, dự trữ kẽm ít, kết hợp với hàm lượng kẽm trong sữa mẹ ở trẻ sinh non không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nên rất dễ bị thiếu kẽm.
Thiếu vitamin
Hàm lượng vitamin nhóm E, C, B và axit folic trong sữa mẹ không đủ, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh non nhanh thì lượng nhu cầu đối với những vitamin này là tương đối lớn. Nếu sữa mẹ không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ sinh non đối với những nguyên tố vi lượng và vitamin này thì cần bổ sung thích hợp.
Có thể thấy, sở dĩ trẻ sinh thiếu tháng dễ thiếu chất dinh dưỡng là bởi vì chúng bị sinh ra quá sớm khiến thai nhi không thể nhận được lượng tích trữ đầy đủ trong cơ thể của người mẹ ở thời kỳ cuối của thai kỳ. Thời kỳ này lại chính là giai đoạn quan trọng bắt buộc phải trải qua để hoàn thành việc trù bị các nguyên tố vi lượng thông thường cho cơ thể.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sinh thiếu tháng

Thông thường người ta cho rằng trẻ sinh thiếu tháng có nhu cầu nhiệt lượng cao hơn trẻ đã thành thục, lượng calo cần thiết hàng ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là 110 kcal -150 kcal. Bởi tỉ lệ trao đổi chất ở trẻ sinh thiếu tháng lớn hơn trẻ thành thục, nhưng khả năng hấp thụ lại thấp hơn những trẻ thành thục, do đó việc cung cấp nhiệt năng nên bắt đầu ở mức tương đối thấp là thích hợp. Tùy tình hình rồi tăng dần lên.

Nhu cầu dinh dưỡng như sau:
Protein:
Lượng protein mà trẻ thành thục hấp thu được từ sữa mẹ chiếm 6%-7% tổng nhiệt lượng, lượng protein mà trẻ sinh thiếu tháng hấp thu chiếm 10,2% tổng nhiệt lượng, cao hơn trẻ bình thường.
Acid amin
Trẻ bình thường cần 9 loại axit amin, trẻ thiếu tháng cần 11 loại, bởi chúng thiếu men chuyển hóa có liên quan, không thể chuyển hóa methionine (giúp phân hủy và đốt cháy chất béo, tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam) sang cystine, phelynanaline (có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não) sang tyrosine, bởi cystine và tyrosine là những axit amin thiết yếu, bắt buộc phải được hấp thụ từ thức ăn.
Muối vô cơ
Trẻ thiếu tháng cần nhiều muối vô cơ hơn trẻ trưởng thành. Ví dụ: Cần phải tăng cường cả canxi, kẽm, sắt, không đủ tháng, cơ thể trẻ sinh non sẽ thiếu muối vô cơ.
Vitamin:
Trẻ sinh thiếu tháng thiếu vitamin E dễ bị thiếu máu, tỉ lệ hấp thụ chất béo của chúng cũng không bằng trẻ thành thục nên có thể thiếu các loại vitamin hòa tan trong chất béo và một số chất dinh dưỡng khác. Thực phẩm công thức tốt nhất dành cho trẻ thiếu tháng vẫn là sữa mẹ. Tóm lại, dinh dưỡng ở trẻ sinh non mỗi bé một khác, do tình hình khác nhau, cơ thể khác nhau, nên trong vấn đề dinh dưỡng cần kết hợp xem xét cẩn thận tình hình cá nhân.

theo : dinh dưỡng cho bé  chăm sóc trẻ sơ sinh


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

5 thời điểm không nên cho trẻ ăn


Cho bé ăn uống khi ngồi bên bàn ăn vẫn là cách chăm sóc em bé lý tưởng nhất..Trên trang Parentables, chuyên gia dinh dưỡng Jenni Grover chia sẻ 5 thời điểm sau đây không nên cho trẻ ăn.



1. Khi ngồi trên xe
Tôi đã sai lầm khi cho con gái ăn sáng ở trên xe và giờ đây bé luôn đòi ăn khi chúng tôi lái xe đi đâu đó. Điều này không chỉ gây phiền nhiễu, mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ cho chăm sóc bé sơ sinh. Tôi đã dạy bé thói quen xấu là ăn uống vô thức. Bé đã có thói quen ăn uống khi ngồi trên xe và giờ đây bé muốn ăn ngay cả khi không đói. Ăn uống trong xe cũng có thể nguy hiểm vì nó có thể gây nghẹn. Một số bé có thể say xe, nôn trớ, đặc biệt sau khi uống sữa hay ăn thực phẩm chua. Tất nhiên, sẽ có lúc bạn buộc phải cho bé ăn trong xe, nhưng cố gắng không tạo một thói quen từ đó. Hãy thưởng thức các bữa ăn tại bàn ăn của gia đình.
2. Khi bé thấy nhàm chán
Ăn mỗi khi buồn chán là một trong những thói quen xấu của tôi. Tôi có xu hướng ăn vặt mỗi khi không tìm thấy không cái gì hay ho để làm. Sau đó, tôi cảm thấy hối hận. Và tôi nhận ra rằng thực phẩm chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn sự nhàm chán. Tôi thực sự không muốn con mình đi vào vết xe đổ này. Khi thấy nhàm chán, ta nên đọc sách, chơi game, làm các đồ thủ công và đi dạo. Điều quan trọng là đừng để bé coi thực phẩm là một cách xua đuổi sự nhàm chán, thay vào đó, hãy tìm kiếm những hoạt động sử dụng sự sáng tạo và năng lượng của bé.
3. Khi bé buồn
Cha mẹ không muốn nhìn thấy con cái của mình buồn, tủi thân, giận dữ, khóc lóc hoặc không hài lòng vì bất kỳ lý do nào. Họ rất dễ dàng đưa kẹo hoặc các loại thức ăn khác để bé vui trở lại. Giảm bớt buồn phiền của bé bằng thức ăn chỉ khiến bé dễ dàng dùng thực phẩm để giải quyết xung đột với người lớn. Thực phẩm sẽ chỉ tạm thời chữa được vấn đề. Tốt hơn là nên thảo luận lý do tại sao bé không vui và cho phép bé thể hiện cảm xúc của mình.

4. Cho ăn như một phần thưởng
Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều phụ huynh thích thực hiện. Trẻ em thường được khen thưởng bằng một món ăn nào đó (thường là đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm nhiều calo rỗng) để đi bô, nhận được phiếu bé ngoan, hay giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên, việc thưởng cho bé bằng thức ăn có thể dẫn đến việc lặp đi lặp lại hành vi này như người lớn. Sau đó, bé có thể tự thưởng cho mình các loại thực phẩm không bổ dưỡng hoặc ăn uống thoải mái vào cuối tuần, khi hoàn thành công việc, hoặc bất kỳ lý do khác. Điều này dẫn đến ăn nhiều. Thay vì khen thưởng với thực phẩm, hãy thưởng bằng cách cho bé nhiều thời gian vui chơi hơn, nhiều thời gian ở bên bạn hơn… Tất nhiên, đôi khi bạn có thể đưa các loại đồ ngọt vào chế độ ăn thường ngày của bé để bé không quá thèm thuồng.
5. Khi bé xem tivi
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn trong khi xem tivi có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì. Đây cũng là ăn uống vô thức trong một hoạt động cố định, từ đó sẽ tạo thói quen xấu. Truyền thống mỗi tối thứ sáu, cả gia đình ngồi ăn pizza và thưởng thức một bộ phim cùng nhau thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, tốt cho sức khỏe nhất vẫn là ăn uống tại bàn ăn.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Những sai lầm khi cha me cho trẻ dưới 18 tháng ngủ


Bé quấy khóc, giật mình thức đêm, ngủ không sâu…do lỗi thiếu hiểu biết của cha mẹ.
Khác với người lớn, trẻ dưới 18 tháng ngủ còn để… lớn. Giấc ngủ là một dãy các chu kỳ bao gồm một pha thiu thiu, giấc ngủ sâu, khoảng thức giấc ngắn, sau đó lại thiu thiu, ngủ sâu và khoảng thức giấc… Ngủ sâu chính là lúc hóc-mon phát triển tiết ra nhiều nhất. Bởi vậy nếu không đủ thời gian để chìm vào giấc ngủ sâu thì cân nặng và chiều cao của trẻ đều phát triển chậm hơn so với bạn cùng lứa.

trẻ dưới 18 tháng dỗ giấc ngủ

Trẻ con ngủ nhiều hơn người lớn. Bé sơ sinh là nhà “vô địch” về ngủ – 18 tiếng mỗi ngày; bé 6 tháng – 14 tiếng, còn bé 6 tuổi – 11 tiếng. Chỉ đến gần 16 tuổi, trẻ mới bắt đầu ngủ “như người lớn” – gần 8 tiếng. Nhưng trong khi dỗ dành và đặt nhà ‘vô địch’ – bé sơ sinh – ngủ vào ban đêm, rất nhiều bậc cha mẹ (nhất là cha mẹ trẻ) mắc lỗi mà không biết.
Dưới đây, xin ‘điểm lại’ top 5 sai lầm của cha mẹ khi cho bé ngủ đêm đã vô tình khiến bé quấy khóc, khó chịu và hay thức đêm.
1. Nghe tiếng bé khóc đã cuống cuồng dỗ dành
Thật chẳng dễ bỏ đi, bỏ mặc bé kêu khóc thảm thiết. Tuy nhiên, cha mẹ hãy nhớ là các bé đều đủ thông minh để hiểu rằng, nếu cha mẹ không dỗ dành khi mình khóc thì tốt nhất nên chấp nhận và ngủ đi!
Do đó, nếu bé khóc khi đi ngủ, cha mẹ hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng thút thít của bé. Hãy kiên nhẫn đợi chừng 5 phút (kể từ khi nghe thấy tiếng bé khóc) rồi mới vào dỗ. Lần tiếp theo, kéo dài thời gian đợi đó thàng 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn để ‘luyện’ bé dần học cách trấn an bản thân.
Dĩ nhiên, nếu bé bị ốm, đau, mệt mỏi… thì cha mẹ phải nhanh chóng nhận diện bằng bản năng làm cha mẹ và dỗ dành bé yên giấc.
2. Ôm chặt bé khi ngủ
Quá yêu con nên nhiều cha mẹ luôn bất an, lo lắng đến nỗi ôm con thật chặt khi ngủ. Sự thật, hành động này càng làm tăng rủi ro đến với bé.
Được ôm quá chặt khi ngủ, bé sẽ khó thở vì lúc này bé hít thở chủ yếu là không khí vẩn đục ở trong chăn và dễ gây bệnh.
3. Cho bé ăn thức ăn đặc trước khi ngủ
Cho bé ăn thức ăn đặc (thay vì cữ sữa bột ) trước khi ngủ để bé khỏi đói và thức dậy trong đêm. Thực tế thì những chất dinh dưỡng trong thức ăn đặc có thể không bằng một bình sữa mà bé đã quen, nên bé thậm chí còn thức dậy nhiều hơn vì vẫn muốn ăn giữa đêm.
4. Đặt nhiều đồ chơi quanh chỗ bé ngủ
Cha mẹ thường có thói quen đặt những đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé, vì nghĩ rằng những món đồ này sẽ giúp bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên ngủ.
5. Cho bé ngủ trong phòng để điện
Để tiện việc cho bú sữa, thay tã lót ban đêm nên nhiều người mẹ trẻ thường bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, bé ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm hẳn chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn và tốc độ phát triển chậm hơn…
Tốt nhất, cha mẹ hãy để ánh sáng vừa phải nơi bé ngủ, không nên tắt đèn tối om tránh để bé lo lắng, sợ hãi.

Nguy cơ phát sinh khi cho trẻ uống sữa quá nhiều

Uống sữa hàng ngày giúp bổ sung nhiều vitamin dinh dưỡng cho trẻ cần thiết  và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, việc uống sữa “bừa bãi”, không điều độ sẽ gây ra những tác hại đối với sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước được.
Cả hai vợ chồng chị Tâm (Q3. TPHCM) vốn không cao, sau khi đẻ bé Hươu, để cải thiện giống nòi, chị quyết tâm tìm đủ mọi cách để tăng chiều cao cho con. Chị nói: Thời chị lùn còn lấy được chồng, chứ đến thời của con, thấp bé nhẹ cân ai thèm lấy, chưa kể ra xã hội còn bị thiệt thòi nhiều mặt. Khát vọng của chị lớn lao đến mức nghe tên con là ai nấy đều biết ước mơ của mẹ.
Quyết không để con thấp bé, chị Tâm tìm mọi cách để cải thiện giống nòi từ khi Hươu còn nằm nôi. Cứ nghe nói sữa nào nhiều canxi, tăng chiều cao tốt là chị tìm mua bằng được về cho con uống. Hồi mới đẻ Hươu, mặc dù sữa mẹ rất nhiều nhưng chị nhất quyết cho con bú sữa ngoài vì sữa ngoài nhiều chất hơn, nhiều canxi hơn

dinh duong cho tre tuoi teen va tre duoi 13 tuoi


\ho đến bây giờ khi Hươu được 2 tuổi, chị thúc ép và tạo thói quen cho bé uống sữa thay nước lọc vì theo chị, không uống sữa làm sao cao và thông minh được.
Chị Hồng (Hoàng Mai – Hà Nội) thì không đến nỗi mê mẩn sữa như chị Tâm, nhưng bé Na nhà chị lại thích sữa. Mùa đông cũng như mùa hè, lúc nào trong tủ lạnh nhà chị Hồng cũng phải có vài chai sữa tươi để sẵn đáp ứng nhu cầu của bé Na.
Sẽ không có gì đáng bàn nếu Na uống sữa mà vẫn ăn cơm. Đằng này, Na hầu như chỉ uống sữa mà rất lười ăn các thức ăn khác. Nghĩ rằng sữa cũng tốt nên chị Hồng tặc lưỡi: Mình cũng đã cố cho con ăn thêm nhiều thứ khác rồi nhưng con không thích, lúc nào cũng chỉ sữa, sữa, và sữa. Thôi thì sữa cũng có nhiều chất, đành chiều cho con uống sữa thay cơm vậy.

Nguy cơ từ việc uống nhiều sữa

Sữa đúng là phát huy tác dụng, uống vào không bổ dọc thì cũng bổ ngang. Vì uống nhiều sữa, bé Hươu nhà chị Tâm chiều cao chưa biết tăng đến đâu nhưng mới 2 tuổi mà béo tròn béo trục, nặng gần 20kg.

Còn bé Na nhà chị Hồng thì lúc nào cũng kêu chóng mặt. Đưa con đi khám chị mới biết cháu bị thiếu sắt.
Bác sĩ Đặng Thu Hiền (Phòng khám Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, do nhiều bậc cha mẹ luôn coi sữa là một loại thực phẩm chức năng hoàn hảo. Ngoài việc có chứa lượng canxi, protein dồi dào, trong sữa còn rất giàu chất sắt, cho nên dẫn tới quan niệm: nếu đã cho bé uống đủ sữa mỗi ngày là có thể đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Tuy nhiên, thực tế lại không như bạn vẫn tưởng bởi lẽ trong sữa có chứa một lượng rất ít và hầu như là không có chứa sắt. Chính bởi vậy, khi bé quá “chú trọng” việc uống sữa thì sẽ không chịu ăn những loại thực phẩm khác có chứa sắt, dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu (Sắt là thành phần không thể thiếu sản sinh ra máu).
Không chỉ thiếu máu, khi uống quá nhiều sữa, trẻ còn dễ mắc phải chứng táo bón, hơn thế nữa trẻ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với việc dư thừa hàm lượng calo. Đây cũng là lý do khiến cho trẻ bị béo phì, thừa cân, chán ăn hay lười ăn vì luôn có cảm giác no bụng bởi sữa.
Bác sĩ Hiền khuyên các mẹ, khi trẻ đã qua độ tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống sữa ngoài bổ sung. Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa bò (đã pha theo công thức); trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300 – 400ml là đủ.
Các thành phần dinh dưỡng (các vitamin, muối khoáng) được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hàng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón
Theo tạp chí làm cha mẹ