Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Sữa bột cao cấp chăm sóc con nhỏ cho trẻ từ 6 - 10 tháng trở lên


 Sữa Nestle Beba Pro Folgemilch 2 dùng cho chăm sóc con từ 6 -10 tháng tuổi bổ sung protein, omega 3, omega 6, men Bifidus giúp bé tiêu hóa dễ dàng và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp phát triển trí não.

sữa bột chăm sóc con từ 3 tháng tuổi


+ Thành phần: Magermilch, Milchzucker, pflanzliche Öle, Molkenerzeugnis, Stärke, Vitaminmischung (Vit. C, Vit. E, Pantothenat, Niacin, Vit. B6, Vit. B1, Vit. A, Vit. B2, Folsäure, Biotin, Vit. D, Vit. K), Öl aus Mortierella alpina, Calciumphosphat, Emulgator Sojalecitine, Kaliumcitrat, Calciumcitrat, Fischöl, Milchsäurebakterien (mit Bifiduskultur), Magnesiumchlorid, Eisensulfat, Zinksulfat, Kupfersulfat, Natriumchlorid, Natriumcitrat, Kaliumphosphat, Kaliumjodid, Natriumselenat.

+ Sữa Nestle Beba Pro với công thức đặc biệt cung cấp cho việc chăm sóc con các bé một hệ dưỡng chất tối ưu, giúp các bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
+ Là sự lựa chon lý tưởng cho các bà mẹ dành cho trẻ với 13 vitamin giúp cho việc chăm sóc em bé phát triển toàn diện. Hàm lượng Canxi cao chống còi xương và phát triển chiều cao, hàm lượng Magnesium thích hợp ổn định hệ tiêu hóa, tránh cho trẻ bị khó tiêu hóa, táo bón. Có Prebiotisch hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Cách dùng cho việc chăm sóc em bé
+ 60ml nước với 02 thìa gạt ngang sữa bột được 70ml sữa nước.
+ 90ml nước với 03 thìa gạt ngang sữa bột được 100ml sữa nước
+ 120ml nước với 04 thìa gạt ngang sữa bột được 130ml sữa nước.
+150ml nước với 05 thìa gạt ngang sữa bột được 170ml sữa nước.
+ 180ml nước với 06 thìa gạt ngang sữa bột được 200ml sữa nước.
+ 210ml nước với 07 thìa gạt ngang sữa bột được 230ml sữa nước.
Lưu ý:
+ Pha với nước ở nhiệt độ khoảng 40 độ C ( nếu pha nước nóng hơn sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa ). Lắc đều cho tan hết và thử xem nhiệt độ đã thích hợp chưa trước khi cho bé uống bằng cách nhỏ giọt sữa ra cổ tay thấy ấm là được.
+ Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 0C ), không để gần chất có mùi. Hộp đã mở chỉ sử dụng trong vòng 14 ngày.
Xuất xứ: Sản phẩm được sản xuất nhập khẩu từ Đức


Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Chăm sóc con và dinh dưỡng cho bé đúng cách khi vừa mới chào đời

Tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ phụ thuộc phần lớn vào cách được chăm sóc condinh dưỡng cho trẻ trong 30 phút đầu tiên. Dưới đây là một số thao tác quan trọng ngay khi trẻ chào đời.

Không để trẻ bị lạnh. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc trong môi trong nước ối có nhiệt độ 37 độ C. Khi ra ngoài, thân trẻ dính nước ối cộng với tác động của nhiệt độ không khí thấp hơn, dễ dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Vì thế, cần lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ.

Làm sạch đường hô hấp. Nếu trẻ được đẻ thường sẽ không phải hút sâu do nước ối trong. Chỉ cần đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp là dịch bẩn từ miệng sẽ tự chảy ra. Lúc này, nên dùng miếng gạc vô trùng lau sạch miệng và mũi cho trẻ. Các thao tác lau khô và làm sạch đường hô hấp phải rất nhanh, bất luận trẻ được sinh trong bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế hay gia đình.

Đánh giá tình trạng của trẻ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được xác định giới tính và phát hiện những bất thường bên ngoài. Đặc biệt là xem trẻ có hậu môn, phản xạ và trương lực cơ tốt không... Dùng các chỉ số Apgar hoặc Sigtuna để đánh giá vào các thời điểm 1; 5; 10 phút sau sinh.

Thời điểm cặp rốn cho trẻ thích hợp nhất là 1 phút sau đẻ. Nếu cặp rốn quá muộn, trẻ sẽ phải nhận thừa một lượng hồng cầu, máu dễ quánh và dẫn đến tình trạng khó thở, tăng thể tích của tim (chứng tim to). Còn nếu cặp rốn quá sớm, trẻ dễ bị thiếu hồng cầu và sau vài tháng có thể xuất hiện chứng thiếu máu. Nên dùng chỉ không đàn hồi đã khử trùng để buộc rốn. Dụng cụ cắt rốn phải được hấp tiệt trùng hoặc luộc sôi tối thiểu 20 phút. Đoạn rốn còn lại cần để dài khoảng 1-1,5 cm, được sát trùng cẩn thận bằng cồn iốt, rồi dùng gạc vô khuẩn bọc lại, cuối cùng dùng băng vô khuẩn băng quanh vòng bụng.

Cân, đo và cho trẻ uống vitamin K. Do đặc điểm sinh lý nên trẻ mới đẻ, nhất là trẻ sinh non có nhiều nguy cơ chảy máu ở ruột, dạ dày, phổi, não... Vì thế, cần cho tất cả trẻ mới sinh uống 2 mg vitamin K hoặc tiêm bắp1 mg để phòng chảy máu.

Nhỏ mắt phòng bệnh lậu. Mắt trẻ dễ tiếp xúc với chất bẩn khi đi qua đường sinh dục của mẹ, nhất là khi người mẹ bị viêm âm đạo. Nên dùng miếng gạc sạch thấm nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé. Rửa mỗi mắt 1 miếng gạc riêng, sau đó nhỏ mỗi mắt 1 giọt argyrol 1% để phòng lậu mắt.

Đặt trẻ lên bụng mẹ. Trẻ được sớm tiếp xúc và bú mẹ sẽ giúp mẹ co hồi tử cung tốt, tránh chảy máu sau sổ rau. Trẻ bú sớm sẽ nhận được sữa non quý giá, đồng thời kích thích cơ thể mẹ xuống sữa nhanh hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tốt nhất người mẹ nên cho con bú trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh.

theo cách chăm sóc em bé của Nissin

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Chăm sóc con khi bé bị sốt phát ban



Dấu hiệu nên đưa bé đi khám Bé bị sốt cao, mệt mỏi, đi tiêu ra máu, tai chảy mủ, co giật, hôn mê….chăm sóc con khi bé bị mắc các triệu chứng trên 

Xử trí

- Nếu bé bị sốt, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt tại nhà (nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận). Nên cho bé uống thêm nước, dinh dưỡng cho bé thì dùng nhiều thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu (nếu bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm).
- Vệ sinh da bé sạch sẽ với nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm. Những nốt đỏ trên da trẻ sẽ nhạt đi và tự biến mất sau đó khoảng từ 5 đến 7 ngày. Không nên để cơ thể bé trong tình trạng quá nóng, bạn nên cho bé mặc quần áo rộng rãi và giữ phòng bé thoáng mát.
- Bạn không nên kiêng nước, kiêng ăn cho bé:nên có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Việc bạn ủ kín bé hoặc tránh tắm rửa sẽ khiến bé khó hạ sốt đồng thời các nốt phát ban càng trầm trọng hơn.
Kiêng ăn sẽ khiến bé suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm trùng. Nếu bé bú mẹ, bạn nên đảm bảo đủ các cữ bú trong ngày cho bé. Với bé ăn dặm, nên cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày với những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

chăm sóc con khi bị sốt phát ban

Nguy cơ sau sốt phát ban

Nhiều bé sau sốt phát ban có thể mắc phải hội chứng viêm cầu thận cấp. Bé có dấu hiệu phù ở mặt, chân hoặc phù toàn thân. Lượng nước tiểu của bé rất ít hoặc hầu như không có. Bé có thể đi tiểu ra máu.
Vì vậy, sau khi bé khỏi sốt và các nốt phát ban đã lặn hết, bạn vẫn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe bé. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Phòng phát ban cho bé

- Bạn nên cách ly bé với những người đang mang chứng bệnh phát ban.
- Bạn nên cho bé đi tiêm phòng theo định kỳ: Ngày nay, bác sĩ có thể tiêm phòng cho bé với hai chứng bệnh sởi và Rubella.
Lưu ý: Những nốt phát ban này thường không để lại sẹo cho bé sau này. Vì vậy, bạn không nên lo lắng bé sẽ có di chứng thẩm mỹ.

theo phương pháp chăm sóc em bé của nissin

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng


Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá, là nguồn dinh dưỡng cho trẻ cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời

Nhưng do đặc điểm sinh lý đặc thù của trẻ sinh non, một vài nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) và vitamin (D, C, B) trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cách chăm sóc trẻ mà những yếu tố dinh dưỡng này đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non, nếu không kịp thời bổ sung thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sinh thiếu tháng.

bổ sinh nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng

Đảm bảo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí lực và thể cách của trẻ sinh non.

Trẻ sinh non dễ bị thiếu những chất dinh dưỡng nào?
Canxi
Hàm lượng canxi, phốt-pho trong sữa mẹ ở trẻ sinh thiếu tháng ít, cho dù đủ sữa cho con bú thì lượng hấp thụ canxi cũng chỉ chiếm 1/3 – ½ thời kỳ cuối của thai nhi. Trong khi đó lượng tích lũy sắt, phốt-pho cuối thai kỳ chiếm 80% tổng lượng tích lũy, cộng thêm dịch tiết acid không đủ, lượng hấp thụ vitamin D tan trong chất béo quá thấp, khiến trẻ sinh thiếu tháng có tuổi thai càng nhỏ thì càng dễ bị thiếu sắt, hơn nữa nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh thiếu tháng nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng thì chúng lại dễ mắc bệnh còi xương do thiếu canxi.
Thiếu sắt
Thông thường, việc tái hấp thụ sắt diễn ra khi thai gần đủ tháng, do đó những trẻ sinh thiếu tháng thường không dự trù đủ lượng sắt cần thiết.
Thiếu kẽm
Với những trẻ sinh đủ tháng giá trị kẽm trong máu thường cao, do đó rất ít trẻ bị thiếu kẽm. Còn những trẻ sinh thiếu tháng do tuổi thai chưa đủ, dự trữ kẽm ít, kết hợp với hàm lượng kẽm trong sữa mẹ ở trẻ sinh non không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nên rất dễ bị thiếu kẽm.
Thiếu vitamin
Hàm lượng vitamin nhóm E, C, B và axit folic trong sữa mẹ không đủ, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh non nhanh thì lượng nhu cầu đối với những vitamin này là tương đối lớn. Nếu sữa mẹ không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ sinh non đối với những nguyên tố vi lượng và vitamin này thì cần bổ sung thích hợp.
Có thể thấy, sở dĩ trẻ sinh thiếu tháng dễ thiếu chất dinh dưỡng là bởi vì chúng bị sinh ra quá sớm khiến thai nhi không thể nhận được lượng tích trữ đầy đủ trong cơ thể của người mẹ ở thời kỳ cuối của thai kỳ. Thời kỳ này lại chính là giai đoạn quan trọng bắt buộc phải trải qua để hoàn thành việc trù bị các nguyên tố vi lượng thông thường cho cơ thể.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sinh thiếu tháng

Thông thường người ta cho rằng trẻ sinh thiếu tháng có nhu cầu nhiệt lượng cao hơn trẻ đã thành thục, lượng calo cần thiết hàng ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là 110 kcal -150 kcal. Bởi tỉ lệ trao đổi chất ở trẻ sinh thiếu tháng lớn hơn trẻ thành thục, nhưng khả năng hấp thụ lại thấp hơn những trẻ thành thục, do đó việc cung cấp nhiệt năng nên bắt đầu ở mức tương đối thấp là thích hợp. Tùy tình hình rồi tăng dần lên.

Nhu cầu dinh dưỡng như sau:
Protein:
Lượng protein mà trẻ thành thục hấp thu được từ sữa mẹ chiếm 6%-7% tổng nhiệt lượng, lượng protein mà trẻ sinh thiếu tháng hấp thu chiếm 10,2% tổng nhiệt lượng, cao hơn trẻ bình thường.
Acid amin
Trẻ bình thường cần 9 loại axit amin, trẻ thiếu tháng cần 11 loại, bởi chúng thiếu men chuyển hóa có liên quan, không thể chuyển hóa methionine (giúp phân hủy và đốt cháy chất béo, tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam) sang cystine, phelynanaline (có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não) sang tyrosine, bởi cystine và tyrosine là những axit amin thiết yếu, bắt buộc phải được hấp thụ từ thức ăn.
Muối vô cơ
Trẻ thiếu tháng cần nhiều muối vô cơ hơn trẻ trưởng thành. Ví dụ: Cần phải tăng cường cả canxi, kẽm, sắt, không đủ tháng, cơ thể trẻ sinh non sẽ thiếu muối vô cơ.
Vitamin:
Trẻ sinh thiếu tháng thiếu vitamin E dễ bị thiếu máu, tỉ lệ hấp thụ chất béo của chúng cũng không bằng trẻ thành thục nên có thể thiếu các loại vitamin hòa tan trong chất béo và một số chất dinh dưỡng khác. Thực phẩm công thức tốt nhất dành cho trẻ thiếu tháng vẫn là sữa mẹ. Tóm lại, dinh dưỡng ở trẻ sinh non mỗi bé một khác, do tình hình khác nhau, cơ thể khác nhau, nên trong vấn đề dinh dưỡng cần kết hợp xem xét cẩn thận tình hình cá nhân.

theo : dinh dưỡng cho bé  chăm sóc trẻ sơ sinh


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

5 thời điểm không nên cho trẻ ăn


Cho bé ăn uống khi ngồi bên bàn ăn vẫn là cách chăm sóc em bé lý tưởng nhất..Trên trang Parentables, chuyên gia dinh dưỡng Jenni Grover chia sẻ 5 thời điểm sau đây không nên cho trẻ ăn.



1. Khi ngồi trên xe
Tôi đã sai lầm khi cho con gái ăn sáng ở trên xe và giờ đây bé luôn đòi ăn khi chúng tôi lái xe đi đâu đó. Điều này không chỉ gây phiền nhiễu, mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ cho chăm sóc bé sơ sinh. Tôi đã dạy bé thói quen xấu là ăn uống vô thức. Bé đã có thói quen ăn uống khi ngồi trên xe và giờ đây bé muốn ăn ngay cả khi không đói. Ăn uống trong xe cũng có thể nguy hiểm vì nó có thể gây nghẹn. Một số bé có thể say xe, nôn trớ, đặc biệt sau khi uống sữa hay ăn thực phẩm chua. Tất nhiên, sẽ có lúc bạn buộc phải cho bé ăn trong xe, nhưng cố gắng không tạo một thói quen từ đó. Hãy thưởng thức các bữa ăn tại bàn ăn của gia đình.
2. Khi bé thấy nhàm chán
Ăn mỗi khi buồn chán là một trong những thói quen xấu của tôi. Tôi có xu hướng ăn vặt mỗi khi không tìm thấy không cái gì hay ho để làm. Sau đó, tôi cảm thấy hối hận. Và tôi nhận ra rằng thực phẩm chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn sự nhàm chán. Tôi thực sự không muốn con mình đi vào vết xe đổ này. Khi thấy nhàm chán, ta nên đọc sách, chơi game, làm các đồ thủ công và đi dạo. Điều quan trọng là đừng để bé coi thực phẩm là một cách xua đuổi sự nhàm chán, thay vào đó, hãy tìm kiếm những hoạt động sử dụng sự sáng tạo và năng lượng của bé.
3. Khi bé buồn
Cha mẹ không muốn nhìn thấy con cái của mình buồn, tủi thân, giận dữ, khóc lóc hoặc không hài lòng vì bất kỳ lý do nào. Họ rất dễ dàng đưa kẹo hoặc các loại thức ăn khác để bé vui trở lại. Giảm bớt buồn phiền của bé bằng thức ăn chỉ khiến bé dễ dàng dùng thực phẩm để giải quyết xung đột với người lớn. Thực phẩm sẽ chỉ tạm thời chữa được vấn đề. Tốt hơn là nên thảo luận lý do tại sao bé không vui và cho phép bé thể hiện cảm xúc của mình.

4. Cho ăn như một phần thưởng
Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều phụ huynh thích thực hiện. Trẻ em thường được khen thưởng bằng một món ăn nào đó (thường là đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm nhiều calo rỗng) để đi bô, nhận được phiếu bé ngoan, hay giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên, việc thưởng cho bé bằng thức ăn có thể dẫn đến việc lặp đi lặp lại hành vi này như người lớn. Sau đó, bé có thể tự thưởng cho mình các loại thực phẩm không bổ dưỡng hoặc ăn uống thoải mái vào cuối tuần, khi hoàn thành công việc, hoặc bất kỳ lý do khác. Điều này dẫn đến ăn nhiều. Thay vì khen thưởng với thực phẩm, hãy thưởng bằng cách cho bé nhiều thời gian vui chơi hơn, nhiều thời gian ở bên bạn hơn… Tất nhiên, đôi khi bạn có thể đưa các loại đồ ngọt vào chế độ ăn thường ngày của bé để bé không quá thèm thuồng.
5. Khi bé xem tivi
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn trong khi xem tivi có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì. Đây cũng là ăn uống vô thức trong một hoạt động cố định, từ đó sẽ tạo thói quen xấu. Truyền thống mỗi tối thứ sáu, cả gia đình ngồi ăn pizza và thưởng thức một bộ phim cùng nhau thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, tốt cho sức khỏe nhất vẫn là ăn uống tại bàn ăn.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

5 sai lầm pha sữa bột khi chăm sóc trẻ sơ sinh


Có nhiều cách chăm sóc trẻ sơ sinh như nên dùng nước nóng hay nước tinh khiết để pha sữa công thức cho bé? Sữa công thức đã pha rồi có thể bảo quản trong bao lâu? Có nên khử trùng bình bú không? Có rất nhiều câu hỏi khiến cho các ông bố bà mẹ băn khoăn khi cho bé yêu bú sữa công thức.

Cho dù bạn có thường xuyên để mắt và lựa chọn những nhãn sữa công thức tốt nhất, bạn vẫn chưa thể bảo vệ bé một cách hoàn toàn khi ngay bản thân bạn vẫn gặp những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cho bé bú sữa công thức.

cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc bé sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách khi pha sữa cho bé


1.    Sử dụng nước nóng để pha
Tuy rằng các bé thích bú sữa công thức được pha ấm hơn sữa lạnh, bạn cũng đừng bao giờ pha sữa bằng nước nóng cho bé bú. Bạn cũng nên sử dụng nước đun sôi và để nguội bằng với nhiệt độ xung quanh. Tốt nhất, trước khi cho bé uống, mẹ hãy ngâm bình sữa vào nước lạnh khoảng hai phút để hạ nhiệt bình.

Nếu sữa bị nguội lạnh, mẹ sử dụng một chiếc cốc hoặc bát rộng hơn miệng chai một chút, đổ nước nóng vào và cho bình sữa vào bên trong để bình ấm dần. 

2.    Không khử trùng bình bú
Trước khi sử dụng bình bú mới, một điều tối quan trọng là bạn phải tiệt trùng bình bú để loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Hiện nay, trên thị trường có bày bán các loại máy khử trùng bình sữa rất đa dạng, dễ sử dụng và tiện lợi. Nếu có điều kiện, bạn có thể mua loại máy này để khử trùng bình bú cho bé.
Ngoài ra, còn một cách tiết kiệm hơn nhưng cũng hiệu quả không kém, đó là ngâm bình bú trong nồi nước sôi khoảng 5 phút trước khi sử dụng. Bạn chỉ cần khử trùng bình bú duy nhất một lần đầu tiên khi mới mua về, sau đó, chỉ cần rửa bình bú bằng nước nóng và dung dịch cọ rửa bình bú là đã đảm bảo rồi.

3.    Để sữa đã pha trong thời gian quá dài
Bạn chỉ được để sữa công thức đã pha trong môi trường nhiệt độ phòng trong vòng 1 giờ. Đối với loại sữa công thức pha sẵn, nếu để trong tủ lạnh, bạn phải sử dụng hết sau khi mở nắp trong vòng 48 giờ trong khi với sữa công thức loại bột, sau khi pha sữa, chỉ dùng trong vòng 24 giờ.

4.    Sử dụng lại sữa thừa
Nếu em bé của bạn không bú hết sữa trong vòng một giờ, bạn nên bỏ phần sữa thừa đó đi. Đừng bảo quản lạnh phần sữa thừa đó để bé có thể uống nốt lượng sữa này vào thời gian khác do vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa và gây hại cho bé.

5.    Pha sữa không đúng cách
Nếu bạn pha sữa quá đặc, bé yêu sẽ nhanh chóng bị mất nước, ngược lại, nếu bạn pha sữa quá loãng, bé yêu sẽ không được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Điều quan trọng mà các bà mẹ cần làm là đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng và pha chế sữa cho bé với công thức chính xác theo như hướng dẫn, ngoài ra, bạn nên lắc bình sữa thật kỹ trước khi cho bé bú.

Nguồn:
http://cachnuoitre.blogspot.com