Dấu hiệu nên đưa bé đi khám Bé bị sốt cao, mệt mỏi, đi tiêu ra máu, tai chảy mủ, co giật, hôn mê….chăm sóc con khi bé bị mắc các triệu chứng trên
Xử trí
- Nếu bé bị sốt, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt tại nhà (nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận). Nên cho bé uống thêm nước, dinh dưỡng cho bé thì dùng nhiều thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu (nếu bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm).
- Vệ sinh da bé sạch sẽ với nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm. Những nốt đỏ trên da trẻ sẽ nhạt đi và tự biến mất sau đó khoảng từ 5 đến 7 ngày. Không nên để cơ thể bé trong tình trạng quá nóng, bạn nên cho bé mặc quần áo rộng rãi và giữ phòng bé thoáng mát.
- Bạn không nên kiêng nước, kiêng ăn cho bé:nên có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Việc bạn ủ kín bé hoặc tránh tắm rửa sẽ khiến bé khó hạ sốt đồng thời các nốt phát ban càng trầm trọng hơn.
Kiêng ăn sẽ khiến bé suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm trùng. Nếu bé bú mẹ, bạn nên đảm bảo đủ các cữ bú trong ngày cho bé. Với bé ăn dặm, nên cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày với những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
Nguy cơ sau sốt phát ban
Nhiều bé sau sốt phát ban có thể mắc phải hội chứng viêm cầu thận cấp. Bé có dấu hiệu phù ở mặt, chân hoặc phù toàn thân. Lượng nước tiểu của bé rất ít hoặc hầu như không có. Bé có thể đi tiểu ra máu.
Vì vậy, sau khi bé khỏi sốt và các nốt phát ban đã lặn hết, bạn vẫn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe bé. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Phòng phát ban cho bé
- Bạn nên cách ly bé với những người đang mang chứng bệnh phát ban.
- Bạn nên cho bé đi tiêm phòng theo định kỳ: Ngày nay, bác sĩ có thể tiêm phòng cho bé với hai chứng bệnh sởi và Rubella.
Lưu ý: Những nốt phát ban này thường không để lại sẹo cho bé sau này. Vì vậy, bạn không nên lo lắng bé sẽ có di chứng thẩm mỹ.
theo phương pháp chăm sóc em bé của nissin